CỌC CÁT

CÔNG TY CP XỬ LÝ NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH MIỀN NAM - 0929239999

CỌC CÁT

  • Liên hệ
  • 190
Khác với các loại cọc cứng khác (Bê tông, bê tông cốt thép, cọc gỗ, cọc tre…) là 1 bộ phận của kết cấu móng, làm nhiệm vụ tiếp nhận và truyền tải trọng xuống đất nền, mạng lưới cọc cát làm nhiệm vụ gia cố nền đất yếu nên còn gọi là nền cọc cát. Là loại cọc nêm, thường dùng cho nhà dân dụng ít tầng và khu vực không có nước ngầm. Sử dụng ống bao bằng thép có cửa ở đầu ống, khi đóng ống, cửa đóng lại, khi đạt độ sâu thiết kế rút ống lên cửa mở ra, tiến hành nhồi cát xuống, nhồi đến đâu đầm chặt đến đó và rút dần ống bao lên. Thường dùng gỗ, ống thép có phần mở ở mũi cọc. Nhồi cát từng lớp từ 500-700 rồi tưới nước đầm chặt bằng chày hoặc đầm rung. Cọc cát có đường kính từ 300-500, chiều dài 1000.

CỌC CÁT LÀ GÌ?

 

Cọc cát là một bộ phận quan trọng của kết cấu nền móng, có chức năng truyền tải trọng và phân bố lực đều xuống đất nền. Khi được sử dụng ở vùng đất yếu, mạng lưới cọc sẽ gia tăng kết cấu nền, tạo độ ổn định và bền vững hơn

Trong xây dựng, loại cọc này được sử dụng rất nhiều vì quy trình thi công đơn giản, vật liệu chính được dùng chủ yếu là cát nên chi phí rẻ hơn nhiều lần so với các loại cọc gia cố khác. Tuy nhiên xét về khả năng chịu lực, giúp gia cố nền móng thì cọc cát là một trong những sự lựa chọn rất tuyệt vời.

Quy trình thi công cọc cát chuẩn
Quy trình thi công cọc được diễn ra theo 4 bước chính như sau:

Bước 1: Xác định vị trí thi công
Tùy theo bề mặt địa hình của công trình mà hướng thi công cùng vị trí đặt các cọc sẽ được bố trí cho phù hợp theo bản vẽ. 

Bước 2: Vận chuyển vật liệu
Để tiến hành thi công, cát sẽ được vận chuyển từ bãi đến nơi thi công. Ngoài ra, nhằm hỗ trợ quy trình thi công diễn ra nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, các máy móc thiết bị cần thiết cũng sẽ được kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ.

Thi công cọc đá

Bước 3: Tiến hành thi công
Việc đầu tiên cần làm khi thi công cọc cát là xác định và đánh dấu chính xác tim cọc theo bản vẽ ban đầu. Sau đó dùng máy để búp mũi và thả ống cọc vào đúng vị trí đã được chọn. Nhờ sự hỗ trợ của búa rung điện hạ ống cọc đến chiều sau theo quy định. 

Tiếp theo thực hiện đổ cát thông qua các cửa xả phễu chờ. Khi ống cọc nhận đủ lượng cát, tiến hành rút ống cọc và thực hiện mở van xả khí từ máy nén hoặc bơm nước vào ống. Khi rút ống cọc, cần thực hiện song song với việc điều khiển búa rung để lượng cát sẽ nằm lại trong lòng ống. 

Sau đó thực hiện đo chiều sâu của lớp cát, nếu không đạt mức nhỏ hơn 0,5m thì phải tiến hành đổ cát thêm cho đến khi đáp ứng đủ. Trong quá trình thi công, nếu phát hiện bùn bám trên mặt ống cọc thì nên dọn dẹp sạch sẽ để đảm bảo nước không bị ứ đọng, dễ dàng thoát ra bên ngoài.

Bước 4: Giám sát và nghiệm thu kết quả
Các kỹ sư có chuyên môn sẽ giám sát xuyên suốt quá trình thi công để đảm bảo về chất lượng cũng như khoảng cách giữa các cọc với nhau. Sau đó, cọc cát sẽ được tiến hành đo đạc, kiểm tra về khối lượng cát, độ sâu tiêu chuẩn,.... để nghiệm thu kết quả đạt được. 

Thi công cọc cát, bấc thấm thoát nước - Xử lý nền đất yếu

Lưu ý thi công cọc mà bạn cần biết
Khi tiến hành thi công, cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

Cọc không thích hợp sử dụng trên nền đất quá nhão.
Loại cọc này không thể làm chật đất cũng như sử dụng ở nền có đất yếu nhỏ hơn 2m.
Trang thiết bị hỗ trợ cần được chuẩn bị đầy đủ để quá trình thi công được diễn ra xuyên suốt, không gây ảnh hưởng đến chất lượng cọc tạo thành.
Độ sâu tiêu chuẩn cần được đảm bảo.
Tùy theo từng địa hình cụ thể mà lựa chọn cách bố trí cọc cho phù hợp, nếu không am hiểu về điều này có thể nhờ đến sự trợ giúp của các kỹ sư có kinh nghiệm và chuyên môn để mang đến kết quả tốt nhất cho công trình. 

 

 

Sản phẩm cùng loại
CỌC BÊ TÔNG BARRETTE
CỌC BÊ TÔNG BARRETTE
CỌC BÊ TÔNG BARRETTE
CỌC BÊ TÔNG BARRETTE

CỌC BÊ TÔNG BARRETTE

Cọc barrette (hay còn gọi là cọc baret, cọc ba rét..), là một loại cọc nhồi bê tông được khoan và đúc tại chỗ, nhưng bản chất khác cọc khoan nhồi về hình dạng tiết diện và phương pháp tạo lỗ. Cọc barrette được chế tác với phương pháp tạo lỗ bằng gầu ngoạm, có tiết diện là hình chữ nhật, chữ thập, chữ I, chữ H… Tùy theo điều kiện địa chất mà cọc baret có chiều dài từ vài chục mét tới một trăm mét hoặc hơn.

Liên hệ

 CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP THƯỜNG
 CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP THƯỜNG
 CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP THƯỜNG
 CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP THƯỜNG
 CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP THƯỜNG

CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP THƯỜNG

Đây là loại cọc được sản xuất sẵn trước tại những xưởng sản xuất hoặc công trường đút sẵn và sử dụng các phương tiện chuyên dụng để đòng và nén xuống đất. Loại cọc này thường có tiết diện VUÔNG, chiều dài tiết diện cọc phụ thuộc vào địa chất và quy mô công trình. Nếu chiều dài quá lớn thì có thể chi cọc thành những đoạn ngấn để thuận tiện chuyên chở và thiết bị hạ cọc. Cạnh cọc thường gặp hiện nay có tiết diện khoảng 0,2 – 0,4m, chiều dài cọc thường nhỏ hơn 12m. Bê tông dùng cho cọc mác từ 250 – 350. Cọc có bản mã hộp thường đắt hơn loại cọc thường từ 10.000- 20.000 ngàn đồng. Loại cọc bê tông này thường sử dụng trong môi trường hợp địa chất có nền đất mới san bằng như khu dân cư mới, đất nền có chướng ngại vật. Vì đối với loại cọc này có khả năng đâm xuyên qua cá lớp địa hình cứng có nhiều chướng ngại vật mà vẫn đảm bảo không bị nứt gãy.

Liên hệ

 CỌC BÊ TÔNG LY TÂM DỰ ỨNG LỰC
 CỌC BÊ TÔNG LY TÂM DỰ ỨNG LỰC
 CỌC BÊ TÔNG LY TÂM DỰ ỨNG LỰC
 CỌC BÊ TÔNG LY TÂM DỰ ỨNG LỰC

CỌC BÊ TÔNG LY TÂM DỰ ỨNG LỰC

Đây là loại cọc được sản xuất và bảo dưỡng trên dây chuyền và đã được sản xuất theo những quy cách và khuôn khổ cụ thể. Loại cọc này có 2 loại hình dạng phổ biến là cọc hình tròn và cọc hình vuông mác bê tông ly tâm từ 500 trở lên. Cọc bê tông ly tâm dự ứng lục được sản xuất bằng phương pháp ly tâm có cấp độ bền chịu nén của bê tông từ 400 đến 600 ( tương tương là B40 và B60). Chiều dài và bề dày thành cọc tùy thuộc vào đường kính ngoài của cọc. Loại cọc này được dùng thích hợp với những công trình được xây dựng ở những nơi có điều kiện địa chất đơn giản, không có nhiều chướng ngại vật cứng. Việc hạ cọc có thể áp dụng các thiết bị đơn giản như hạ bằng búa, máy ép cọc, xoắn hoặc dùng phương pháp xói nước.

Liên hệ

CỌC KHOAN NHỒI
CỌC KHOAN NHỒI
CỌC KHOAN NHỒI

CỌC KHOAN NHỒI

Đây là loại cọc được đổ bê tông tại công trình, bê tông được đổ vào những lỗ khoan hoặc ống thiết bị. Đường kính cọc đa dạng với nhiều thông số và có thể không đồng đều ở các lỗ khoan địa chất, chiều dài cọc không hạn định tùy thuộc vào sức nặng công trình và điều kiện khu vực địa chất. Với đường kính là 0,6m, 0,8m, 1,0m, 1,2m, 1,4m, cho thấy tiết diện của loại cọc này lớn hơn nhiều so với 2 loại cọc đút sẵn. Mặc du sức kháng đơn vị nhỏ hơn nhưng sức chị tải vẫn lớn hơn, do số lượng các cọc được bố trí ít nên khi tải trọng công trình rất lớn thì ta nên sử dụng loại cọc khoan nhồi này.

Liên hệ

CỌC BÊ TÔNG VUÔNG

CỌC BÊ TÔNG VUÔNG

Cọc vuông dự ứng lực là sản phẩm vượt trội có khả năng thay thế cọc BTCT và một số loại cọc khác, được sử dụng trong những công trình nhà cao tầng, cầu đường, cầu cảng…

Liên hệ

0
Chỉ đường
Zalo
Hotline

0929239999